"Việc khen, chê là quyền của mỗi người, có như vậy xã hội mới phong phú, sinh động. Chỉ khác nhau ở chỗ: động cơ và nội dung, thái độ khen chê của từng người thôi", bạn đọc Phạm Thông nêu quan điểm xung quanh phim 'Hướng dương ngược nắng'.
Tôi đã đọc hầu hết những ý kiến khen chê xung quanh bộ phim Hướng dương ngược nắng, đặc biệt ý kiến của bạn Phương Linh ( Hải Phòng) góp ý về ý kiến của bạn Hồng Liên. Tôi cũng xin được tham gia một số ý kiến của cá nhân như sau:
Trước hết, chúng ta phải công nhận phim truyện của Đài Truyền hình Việt Nam càng ngày càng hay. Tôi rất thích các phim: Những cô gái trong thành phố, Về nhà đi con, Hướng dương ngược nắng, Hương vị tình thân... và nhiều phim truyện khác. Tôi tin rằng, có rất nhiều bạn giống tôi, khi Đài Truyền hình phát các bộ phim nói trên, chúng ta mong đến giờ để ngồi trước màn hình theo dõi từng tập.
Hồng Đăng - Hồng Diễm trong phim 'Hướng dương ngược nắng'. |
Việc khen, chê là quyền của mỗi người, có như vậy xã hội mới phong phú, sinh động. Chỉ khác nhau ở chỗ: động cơ và nội dung, thái độ khen chê của từng người thôi. Điều này phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và phông văn hóa của mỗi người. Vì vậy, mới có chuyện: khi xem đoàn văn công Trung ương biểu diễn, khi các ca sĩ hát bè, các bác lớn tuổi ở quê chê: "mang tiếng là văn công Trung ương mà hát không đều bằng đội văn nghệ xã ta!".
Tôi có người nhà được trực tiếp chứng kiến và kể lại sau khi NSND Đặng Thái Sơn đạt giải quốc tế về biểu diễn đàn piano, ông có về Việt Nam biểu diễn báo cáo. Tại buổi biểu diễn đó, có rất nhiều nhà ngoại giao, khách mời là người nước ngoài, cùng với nhiều khán giả Việt Nam. Trong lúc các khán giả người nước ngoài nín thở thưởng thức tiếng đàn, thì ở hàng ghế người Việt, có nhiều người ngủ gật?! Và thú thật, nếu tôi có đi thì tôi cũng ngủ gật vì có hiểu gì về tiếng đàn piano đâu!
Tuy nhiên, theo tôi khen hay chê đều tốt, nếu có động cơ xây dựng và sự biểu đạt đúng mực. Suy cho cùng, mục đích chúng ta cuối cùng cũng vì chính mình mà thôi vì kết quả cuối cùng của việc khen, chê, chúng ta là người lại được thưởng thức, sau khi những người được khen hay bị chê họ tiếp thu và sửa chữa bằng chính những tác phẩm điện ảnh sau đó.
NSND Thu Hà vai Bạch Cúc và Quỳnh Kool vai Ngọc của Hướng dương ngược nắng. |
Vì vậy, tôi nghĩ các nhà đạo diễn, biên kịch, diễn viên, các nhà làm phim... họ rất muốn nghe những ý kiến khen, chê trái chiều (miễn là mang tính chất xây dựng). Việc khen, chê bao giờ cũng dễ hơn nhiều so với việc làm. Tôi tin rằng nếu cho chúng ta làm, chưa chắc đã làm được như những gì mình vừa chê. Tôi nói vậy, chưa hẳn là chúng ta kém, mà là "nhân vô thập toàn", chúng ta chỉ thành thạo ở một vài lĩnh vực nào đó thôi, còn điện ảnh xin dành cho giới làm điện ảnh!
Riêng đối với Hướng dương ngược nắng, tôi cho đây là bộ phim rất hay, mặc dù tôi cũng đồng ý với ý kiến bạn Hồng Liên: quảng cáo nhiều quá và việc giải mã mối quan hệ giữa Hoàng và mẹ bé Cammy kéo dài qua nhiều tập phim quá. Tôi nghĩ đây là tâm lý chung của người xem phim, còn biên kịch và đạo diễn phim họ có lý lẽ riêng của họ. Và biết đâu, người xem cảm thấy sốt ruột, thậm chí bực mình khi chưa biết kết quả, thì với họ đó là thành công!".
Sau khi xem tập phim Hoàng ra tay cứu giúp chị bán hàng rong, sau đó bị lái và chủ xe ô tô hành hung, tấn công, tôi hơi tiếc giá mà đạo diễn và biên kịch để cho Hoàng bị đánh đau và Minh xông vào giải cứu (thay vì Minh đứng quan sát từ xa và cảm nhận lòng tốt của Hoàng), chắc là sẽ hấp dẫn hơn. Cuối cùng, tôi cho rằng dù khen hay chê, chúng ta đều mong cho phim Việt ngày càng hay hơn!
Bạn đọc Phạm Thông
Chê 'Hướng dương ngược nắng' thì sao còn xem?
Tôi thấy bạn Hồng Liên cũng giống như đa số khán giả khác chỉ giỏi chê trong khi lại xem không sót tập nào. Bạn có chắc sẽ không xem các tập cuối không? Tôi thách bạn bỏ xem phim đấy!
0 nhận xét:
Post a Comment