Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết dã sử 'Nữ sĩ thời gió bụi' của nhà văn Lê Phương Liên, tiểu thuyết dã sử đầu tiên về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - một bậc nữ nhân kỳ tài.
Cuốn tiểu thuyết mang tên Nữ sĩ gió bụi nhỏ gọn với 280 trang gồm 5 chương, thâu tóm toàn bộ cuộc đời đầy biến động của một nhà giáo, một thầy thuốc, một nữ tác gia có tư tưởng, có tầm nhìn sâu rộng, có chính kiến và có một tấm lòng rất mực nhân hậu. Bậc "nữ nhân kỳ tài" vô cùng đặc biệt trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam hiện ra trong tiểu thuyết vừa được NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành, với chân dung vừa "cầm kỳ thi họa" vừa có tài võ nghệ.
Nhân vật chính được khắc họa tài sắc vẹn toàn, không chỉ là cầm kỳ thi họa mà lại còn giỏi võ nghệ qua những câu chuyện thú vị, đời thường. Bằng tài năng hiếm có, tấm lòng nhân hậu, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã cảm hóa và gây ấn tượng mạnh với những người có cơ hội được gặp gỡ, như Thượng thư Lê Anh Tuấn, Tiến sĩ Nguyễn Kiều (phu quân), cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác, Đặng Trần Côn, Nguyễn Nghiễm và các học trò, người dân làng quê bà cũng như quê chồng...
Song hành với các tuyến nhân vật chính gắn liền cuộc đời Đoàn Thị Điểm như Đoàn Doãn Luân (người anh gắn liền với tuổi thơ), Tiến sĩ Nguyễn Kiều (phu quân tri kỷ), tác giả còn dựng nên một nhân vật phụ nhưng lại rất quan trọng, thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của người viết: Trần võ sư. Đây là người nô bộc (vốn là hoạn quan) theo suốt cuộc đời Đoàn Thị Điểm với một lòng trung thành, tận tụy nhưng đằng sau đó là một tình yêu tha thiết, sâu nặng mà đến tận cuối truyện người đọc mới vỡ lẽ. Cũng nhờ vậy mà Nữ sĩ thời gió bụi cứ thế đi vào lòng người, khắc họa chân dung Đoàn Thị Điểm rất “người”, sinh động và gần gũi.
Viết về một nhân vật lịch sử có tầm vóc là điều không hề dễ dàng. Viết về một người phụ nữ ba trăm năm trước sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc đã mang đầy tư tưởng nữ quyền lại càng là một thử thách. Lê Phương Liên đã tìm ra cho mình một cách tiếp cận dân dã mà đầy thuyết phục để đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu, trải nghiệm đầy đủ nhân tình thế thái của một nữ sĩ thời gió bụi đầy xúc động và nhân văn.
Đây là cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên và tác giả tâm sự đã viết đầy cảm hứng, say mê ngày đêm. Viết về một nhân vật lịch sử có tầm vóc là điều không hề dễ dàng. Viết về một người phụ nữ ba trăm năm trước sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc đã mang đầy tư tưởng nữ quyền lại càng là một thử thách.
Tình Lê
Khu vườn của Jenny: Phía sau nỗi đau là ánh sáng
Nếu có thể, tôi muốn mình và nhiều những ông bố khác có con gái hãy cùng đọc cuốn sách này.
0 nhận xét:
Post a Comment